TÁC HẠI CỦA VIỆC MẶC Waist Trainer, Corset, Latex NỊT BỤNG MÀ KHÔNG NGƯỜI BÁN NÀO NÓI THẬT CHO BẠN BIẾT !

Với những tên gọi khác nhau như Waist Trainer, Corset, Latex - Đai nịt bụng đã làm mưa làm gió với các chị em phụ nữ Việt Nam trong 10 năm trở lại đây. Được quảng cáo là phương pháp thần thánh giúp giảm mỡ bụng, săn chắc cơ bụng lấy lại vòng eo con kiến, định hình lại khung xương,..Cùng với hình ảnh những người nổi tiếng tung hô thần thánh hóa sản phẩm khiến nhiều chị em tin tưởng và ưu tiên nó hơn cả mà quên chế độ ăn uống và luyện tập thể thao để cải thiện ngoại hình. 

ĐAI NỊT BỤNG - Waist Trainer, Corset, Latex  thực hư ra sao ?

Việc đeo đai nịt bụng (corset) thực ra đã có lâu đời, từ khi những cô gái mặc váy xòe dài và bồng bềnh, phải sử dụng nịt bụng để định hình cột sống và giúp phần eo luôn nhỏ gọn. Thật sự thì cơ chế của đai này chỉ là bó thắt phần eo, định hình cột sống và tạo áp lực lên phần xương sườn.

 Đeo đai nịt bụng trong một thời gian, phần xương sườn sẽ ép lại, nhỏ dần, từ đó phần eo sẽ trông nhỏ hơn. Ngoài ra, nịt bụng còn tạm thời nén và phân bố lại mỡ và da quanh bụng, giúp bạn trông ốm hơn. 

Có nguy cơ sức khỏe nguy hiểm gì đối với phụ nữ chúng ta  khi dùng “ đai nịt bụng” trong 1 thời gian ? 

Theo bác sĩ Ngọc Kha, Bệnh viện Thể thao Việt Nam, việc sử dụng các phương pháp đai nịt bụng sẽ làm vùng bụng có tác dụng nóng tại chỗ, làm tăng tuần hoàn, giãn mạch giúp quá trình thoát mồ hôi nhanh hơn chứ không phải để "tan mỡ" hay giúp thon gọn vòng bụng. Hơn nữa, làm như vậy, toàn bộ phần thân giữa đều bị ép chặt, các cơ hô hấp bị ép chặt từ bên ngoài, khoang bụng cũng bị thu hẹp thể tích, gây khó khăn cho quá trình hô hấp, biểu hiện là cảm giác khó thở, mệt mỏi. Bên cạnh đó, nó sẽ làm cho mồ hôi ở bụng ra nhiều hơn, gây mất nước tại chỗ, kèm theo mất muối và các yếu tố vi lượng khác. Tình trạng mất nước và dưỡng chất cấp tính có thể gây tai biến, rối loạn cân bằng điện giải, cân bằng nước trong cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng thận, gan...

Ngoài ra, theo các chuyên gia y tế, việc một số phụ nữ ép mình chịu đựng áp lực từ đai nịt bụng sẽ gây tác động xấu đến dạ dày, khiến cho những đồ ăn chứa trong dạ dày có nguy cơ trào ngược lên thực quản. Điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan khác trong đường tiêu hóa. Khi trào ngược axit lên thực quản gây ợ nóng, đầy bụng, chướng khí. Người mắc hội chứng ruột kích thích hay người không tự chủ được tiểu tiện khi dùng đai nịt bụng sẽ làm tăng áp lực trong ổ bụng khiến tình trạng bệnh tăng nặng. Gan, lá lách và thận cũng bị tổn thương.

Việc quấn đai nịt bụng trong thời gian dài còn gây ảnh hưởng đến cấu trúc của xương sườn, chúng sẽ siết chặt phổi, khiến cho thể tích của khoang bụng bị thu hẹp, gây khó khăn cho quá trình hô hấp, người sử dụng đai sẽ có cảm giác khó thở, nhanh xuống sức.

Với phụ nữ mới sinh có thể nịt bụng trong khoảng thời gian 4-6 tuần sau sinh. Nhưng đây là thời gian tử cung được phục hồi hoàn toàn vì vậy chị em không nên nịt bụng quá chặt bởi điều này sẽ khiến thiếu máu để nuôi dưỡng những vùng xung quanh, cản trở tuần hoàn khiến máu lưu thông không tốt, chưa kể ảnh hưởng đến vết mổ chưa lành hẳn hoàn toàn… gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự hồi phục của cơ thể. Bên cạnh đó, đai nịt bụng còn có thể gây ra mẩn ngứa, mụn nhọt vùng bụng, lưng, do chật chội và bí hơi. 

Hội đồng Phẫu thuật thẩm mĩ Hoa Kỳ (American Board of Cosmetic Surgery) đưa ra khuyến cáo, thói quen sử dụng đai nịt bụng không hề tốt cho cơ thể như chúng ta vẫn lầm tưởng, và thực tế việc đeo cả trong khi ngủ có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Một số tác hại tiềm ẩn từ thói quen này có thể kể đến như trào ngược axit dạ dày, cản trở quá trình tiêu hóa vào ban đêm, giảm dung tích phổi, thiếu oxy, suy giảm các chức năng của cơ quan nội tạng, gây gián đoạn giấc ngủ...

Do đó, tốt nhất chúng ta không nên đeo đai nịt bụng khi đi ngủ, đặc biệt với những người có sẵn những bệnh lý về dạ dày, tiêu hóa, hô hấp hoặc bị dị ứng với gen, bị viêm nhiễm vùng đeo nịt, phụ nữ đang mang bầu và người mới trải qua phẫu thuật vùng bụng càng không nên thực hiện.

 Vậy giải pháp nào an toàn cho các chị em muốn có vòng eo thon gọn hơn sau khi sinh con hoặc bị tăng cân không kiểm soát mà không cần dùng đến nịt bụng gây nguy hiểm đến sức khỏe ?

Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục  (aerobic/cardio) có thể giúp bạn giảm cân, bao gồm cả giảm mỡ một số vùng trên cơ thể. Trong khi hoạt động aerobic/cardio giúp đốt cháy chất béo, thì các bài tập cơ core có thể tăng cường và làm săn chắc cơ bụng. Ngoài ra, tất cả các bài tập chỉ sử dụng phần thân của cơ thể cũng giúp săn chắc cơ bụng, bao gồm cả bài tập Pilates và tập với bóng thể dục. Chúng ta có thể sử dụng quần Gen ôm bụng ngang rốn hoặc trên rốn với độ ôm thích hợp được tính toán khoa học để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

 Tham khảo: Quần Gen ngang rốn giúp định hình vòng bụng dưới rốn, săn mông - bảo vệ sức khỏe Đài Loan

 

Tham khảo: Quần Gen trên rốn tạo eo tức thì thoải mái vận động bảo vệ cơ thể
 

Hotline hỗ trợ tư vấn loại quần Gen ôm bụng bảo vệ sức khỏe: 082 848 8879 ( Zalo ) 

#dolotdinhhinh #noiybaovesuckhoe #quangencaocap 

Bạn đang xem: TÁC HẠI CỦA VIỆC MẶC Waist Trainer, Corset, Latex NỊT BỤNG MÀ KHÔNG NGƯỜI BÁN NÀO NÓI THẬT CHO BẠN BIẾT !

Bài viết liên quan

Lin Shety - Sunday, November, 2021

TÁC HẠI CỦA VIỆC MẶC Waist Trainer, Corset, Latex NỊT BỤNG MÀ KHÔNG NGƯỜI BÁN NÀO NÓI THẬT CHO BẠN BIẾT !

Với những tên gọi khác nhau như Waist Trainer, Corset, Latex - Đai nịt bụng đã làm mưa làm gió với các chị em phụ nữ Việt Nam trong 10 năm trở lại đây. Được quảng cáo là phương pháp thần thánh giúp giảm mỡ bụng, săn chắc cơ bụng lấy lại vòng eo con kiến, định hình lại khung xương,..Cùng với hình...

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0775 923 628 Facebook Page image Facebook Messenger image Zalo Chat

Hỗ trợ